data,

8 Reasons It Wasn’t Easy Being Spartan

Chau Chau Connect Dec 03, 2020 · 9 mins read
8 Reasons It Wasn’t Easy Being Spartan

Share this post
Sparta là một trong những thành phố nổi tiếng của Hi Lạp cổ. Sparta nổi tiếng với việc sản sinh ra những chiến binh anh dũng và tráng kiện. Để rèn luyện trở thành những chiến binh dũng mãnh như vậy, hẳn là người Spartan phải có một chế độ tập luyện nghiêm ngặt. Chúng ta hãy cùng tham khảo bài viết [8 nguyên nhân vì sao làm người Sparta không dễ](https://www.history.com/news/8-reasons-it-wasnt-easy-being-spartan) nhé!

1. Mỗi đứa trẻ Sparta khi sinh ra đã phải chứng tỏ sức mạnh của mình để tồn tại

Hành động man rợ giết trẻ sơ sinh diễn ra hết sức phổ biến trong thế giới cổ, nhưng ở Sparta, hình thức này còn được thực hiện bởi chính quyển. Tất cả những đứa trẻ khi sinh ra đều được mang tới một hội đồng thanh tra để khám xét, tìm ra những dị tật bẩm sinh. Những đứa trẻ không đạt tiêu chuẩn sẽ bị bỏ rơi đến chết. Nhà sử học cổ Plutarch cho rằng những đứa trẻ xấu số này sẽ bị ném xuống vực sâu ở chân núi Taygetus, tuy nhiên nhiều nhà sử học ngày nay bác bỏ ý kiến này và cho đó chỉ là truyền thuyết. Khi một đứa trẻ bị cho là không đáp ứng đủ yêu cầu để trở thành một chiến binh trong tương lai, nó sẽ bị bỏ lại ở ven đường một mình và có thể chết hoặc được nhận nuôi.

Những đứa trẻ qua được vòng khám xét sức khoẻ này cũng sẽ không có một cuộc sống dễ dàng. Để thử thách thêm sức chịu đựng của chúng, người ta cho chúng tắm trong rượu vang thay vì nước (người Sparta tin rằng những đứa trẻ yếu ớt sẽ co giật và chết trong rượu vang - STEMMeIn). Chúng cũng thường xuyên bị bỏ lơ khi khóc và được dạy không bao giờ được sợ bóng tối hay sự cô độc. Theo Plutarch, kĩ năng giáo dục trẻ kiểu “thương cho roi cho vọt” này của người Sparta lại được các nước khác ngưỡng mộ, và vì thế những người phụ nữ Sparta trở thành những vú em danh giá.

2. Những đứa trẻ Spartan được học trong các trại quân sự

Những bé trai khi lên 7 đã phải rời khỏi nhà và bắt đầu quá trình agoge - một chương trình huấn luyện bởi chính quyền nhằm mục đích rèn luyện chúng thành những chiến binh thuần thục và công dân tốt. Những đứa trẻ bị tách khỏi gia đình và sống trong doanh trại, được học các môn học thuật, binh lược, du kích, đi săn và các môn thể thao. Khi 12 tuổi, chúng sẽ chỉ được mặc một cái áo choàng đỏ và bị buộc phải ngủ ở ngoài trời và tự làm giường ngủ cho mình từ cây sậy. Để giúp chúng sẵn sàng cho cuộc sống sa trường, những chiến binh nhí này phải tự kiếm ăn và thậm chí ăn trộm đồ ăn. Nếu bị phát hiện, chúng sẽ bị trừng phạt bằng đòn roi.

Trong khi đàn ông Sparta có nhiệm vụ trở thành những chiến binh, tất cả phụ nữ ở đây có nhiệm vụ sinh con và được phép sống với bố mẹ mình mà không phải về nhà chồng. Tuy nhiên, phụ nữ Sparta cũng bắt buộc phải tham gia chương trình giáo dục và huấn luyện ngặt nghèo. Trong khi các chàng trai được chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc sống trong doanh trại, các cô gái luyện tập vũ đạo, thể dục nhịp điệu, ném lao và ném đĩa - những môn thể thao được coi là rèn luyện thể lực cho các bà mẹ.

3. Trẻ em được khuyến khích đánh nhau và gây gổ

Phần lớn quá trình luyện tập agoge bao gồm những môn học trong trường như tập đọc, viết, thơ ca, tuy nhiên chương trình huấn luyện cũng có mặt tàn nhẫn của nó. Để giúp các chiến binh trẻ cứng cỏi hơn, các thầy giáo và những người đàn ông lớn tuổi thường gây ra các cuộc cãi lộn và đánh nhau giữa các học viên. Agoga ban đầu được thiết kế để các bạn trẻ chịu đựng được những thử thách như cái lạnh, cái đói và sự đau đớn thể xác, và những chàng trai thể hiện sự hèn nhát hay rụt rè sẽ bị trêu chọc và bị đánh bởi các bạn hay cấp trên.

Thậm chí những bé gái cũng tham gia bắt nạt những bạn trai yếu thế này. Trong những nghi lễ tôn giáo, các bạn gái sẽ hát những bài đồng ca trước mặt những quan chức cấp cao ở Sparta về những chiến binh đang huấn luyện ở agoge và thường chọn một số học viên yếu thế để chế giễu với hi vọng làm họ xấu hổ và cố gắng hơn.

4. Tất cả đàn ông Sparta đều là chiến binh cho tới cuối đời

Hệ thống giáo dục võ thuật ở Sparta tàn nhẫn là cách duy nhất để các chàng trai trẻ trở thành những công dân bình đẳng Homoioi. Theo các sắc lệnh của người Sparta và nhà cách tân Lycurgus, các công dân nam không được chọn bất cứ một nghề nghiệp nào khác ngoài quan đội. Sự cam kết này có thể kéo dài hàng thập kỉ và họ phải chấp nhận mệnh lệnh cho đến năm 60 tuổi.

Vì nghề nghiệp bắt họ phải học binh lệnh, các hoạt động sản xuất và nông nghiệp của Sparta hoàn toàn do tầng lớp hạ lưu đảm trách. Những người lao động, thương gia và nghệ nhân đều thuộc tầng lớp Perioeci - tầng lớp những người tự do nhưng không phải công dân, và họ sống ở vùng lân cận Laconia. Sản xuất nông nghiệp và thực phẩm được giao cho những nô lệ Helots - tầng lớp nô lệ chiếm phần lớn dân số của Sparta. Trớ trêu thay, sự lo sợ người Helot nổi loạn là lí do chính tại sao tầng lớp thượng lưu ở Sparta lại tập trung xây dựng quân đội hùng mạnh đến vậy.

5. Thanh niên bị tra tấn trong các nghi lễ tôn giáo

Một trong những tập tục man rợ nhất của người Sparta là “cuộc thi chịu đựng”, nơi những thanh niên bị quất bằng roi da trước điện thờ của Artemis. Tục lệ này được diễn ra hàng năm, và được sử dụng nhưng một nghi thức tôn giáo cũng như một bài kiểm tra sức chịu đựng và sự dũng cảm của các chàng trai. Tục lệ này còn bị biến thể thành một môn thể thao đẫm máu sau khi Sparta không còn hưng thịnh và bị chiếm giữ bởi Đế chế La Mã (Roman Empire). Đến thế kỉ thứ 3 sau công nguyên, người ta còn xây dựng những đấu trường nơi các du khách có thể đến tham dự những trận đấu đẫm máu này.

6. Lương thực bị hạn chế, và bạn có thể bị châm chọc nếu không có cơ thể săn chắc

Khi một người Sparta hoàn thành giai đoạn chính của agoge ở khoảng 21 tuổi, anh ta sẽ được chọn vào một syssitia, nơi người dân tụ họp lại để lấy thức ăn. Để giúp các chiến sĩ sẵn sàng cho chiến tranh và khuyến khích mọi người luyện tập, các phần ăn được cung cấp thường không đủ và được chế biến rất nhạt. Người Sparta nổi tiếng trong việc tôn thờ sức mạnh và chế độ dinh dưỡng cân bằng, đến nỗi họ sẽ chế giễu những cư dân không có cơ thể săn chắc và thậm chí sẽ trục xuất họ ra khỏi lãnh địa Sparta.

Rượu vang là một phần không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng của người Sparta, nhưng người ta không uống rượu quá nhiều và luôn cảnh báo trẻ em về rượu. Trong một số trường hợp, họ thậm chí còn bắt ép những nô lệ Helot uống say khướt để cho những người trẻ Spartan thấy được tác hại của việc say rượu.

7. Spartan men were not allowed to live with their wives until age 30.

Spartan society didn’t discourage romantic love, but marriage and childrearing were both subject to some peculiar cultural and governmental constraints. The state counseled that men should marry at age 30 and women at 20. Since all men were required to live in a military barracks until 30, couples who married earlier were forced to live separately until the husband completed his active duty military service.

The Spartans saw marriage primarily as a means for conceiving new soldiers, and citizens were encouraged to consider the health and fitness of their mate before tying the knot. In fact, husbands who were unable to have children were expected to seek out virile substitutes to impregnate their wives. Likewise, bachelors were seen as neglecting their duty and were often publically mocked and humiliated at religious festivals.

8. Surrender in battle was the ultimate disgrace.

Spartan soldiers were expected to fight without fear and to the last man. Surrender was viewed as the epitome of cowardice, and warriors who voluntarily laid down their arms were so shamed that they often resorted to suicide. According to the ancient historian Herodotus, two Spartan soldiers who missed out on the famous Battle of Thermopylae returned to their homeland disgraced. One later hanged himself, and the other was only redeemed after he died fighting in a later engagement.

Even Spartan mothers were known for their do-or-die approach to military campaigns. Spartan women are said to have sent their sons off to war with a chilling reminder: “Return with your shield or on it.” If a Spartan trooper died in battle, he was viewed as having completed his duty as a citizen. In fact, the law mandated that only two classes of people could have their names inscribed on their tombstones: women who died in childbirth and men who fell in combat.




Chau
Written by Chau
Hi, I am Chau. I love to talk about STEM and their applications in Arts and everyday life. Hope you find my site useful!